Bụp giấm là gì? Các công bố khoa học về Bụp giấm

Bụp giấm, hay hoa atiso đỏ, thuộc họ Cẩm Quỳ, là cây bụi cao 1.5-2.5 mét, có hoa đỏ tươi. Nguồn gốc từ Tây Phi, bụp giấm được trồng rộng rãi ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Cây được sử dụng trong ẩm thực và y học dân gian, với hoa chế biến thành nước giải khát, trà và các món ăn. Về y học, bụp giấm có khả năng chống oxy hóa, hỗ trợ huyết áp và cải thiện sức khỏe gan. Cây cần đất thoát nước, dinh dưỡng và ánh sáng để phát triển tốt.

Bụp Giấm: Giới Thiệu Chung

Bụp giấm, còn được gọi là hoa atiso đỏ, là một loài cây thuộc họ Cẩm Quỳ (Malvaceae). Loài cây này thường được trồng để tận dụng hoa, lá và hạt cho nhiều mục đích khác nhau. Trong tiếng Anh, bụp giấm có tên khoa học là Hibiscus sabdariffa.

Đặc Điểm Sinh Thái

Bụp giấm là cây bụi hàng năm hoặc nhiều năm, có chiều cao từ 1.5 đến 2.5 mét. Cây có thân thẳng, thường khoe sắc đỏ tía đặc trưng. Lá cây mọc xen kẽ, có phiến lá hình tim hoặc hình trứng, viền lá có khía răng cưa.

Hoa của bụp giấm có màu đỏ tươi, đường kính dao động từ 8 đến 10 cm. Quả của cây có hình dạng, kích thước tương tự quả nang, chứa nhiều hạt nhỏ.

Phân Bố Địa Lý

Bụp giấm có nguồn gốc từ Tây Phi, hiện được trồng phổ biến ở nhiều vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới trên toàn thế giới, đặc biệt là ở khu vực Đông Nam Á, Châu Phi, và một số vị trí tại châu Mỹ.

Công Dụng Và Lợi Ích

Bụp giấm được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực và y học dân gian. Hoa atiso đỏ là thành phần chính trong nhiều loại nước giải khát, trà, và các món ăn nhờ vị chua và màu sắc hấp dẫn. Ngoài ra, hoa còn được chế biến thành mứt, thạch, và các sản phẩm bảo quản khác.

Về mặt y học, bụp giấm được biết đến với khả năng chống oxy hóa, hỗ trợ điều trị huyết áp cao, và cải thiện sức khỏe gan. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng chiết xuất từ hoa bụp giấm có thể giúp giảm mức cholesterol và triglyceride.

Cách Trồng Và Chăm Sóc

Bụp giấm thích hợp với khí hậu nhiệt đới, yêu cầu đất trồng thoát nước tốt, giàu dinh dưỡng, và ánh sáng mặt trời đầy đủ. Việc chăm sóc cây đòi hỏi tưới nước đều đặn và kiểm tra sâu bệnh thường xuyên.

Kết Luận

Bụp giấm, với những lợi ích đa dạng từ ẩm thực tới y tế, đang ngày càng được ưa chuộng trên toàn thế giới. Nắm bắt thông tin về cách trồng và tận dụng bụp giấm có thể giúp khai thác tối đa tiềm năng của loài cây độc đáo này.

Danh sách công bố khoa học về chủ đề "bụp giấm":

SO SÁNH TÁC DỤNG GIẢM ĐAU ĐƯỜNG NGOÀI MÀNG CỨNG TRONG CHUYỂN DẠ ĐẺ BẰNG ROPIVACAIN 0,125% - FENTANYL VỚI BUPIVACAIN 0,125% - FENTANYL
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 523 Số 1 - 2023
Mục tiêu: So sánh tác dụng giảm đau đường ngoài màng cứng trong chuyển dạ đẻ bằn ropivacain 0,125% - fentany với bupivacain 0,125% - fentanyl. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu can thiệp lâm sàng có so sánh. 60 sản phụ chia thành 2 nhóm được gây tê NMC giảm đau trong chuyển dạ, nhóm R sử dụng ropivacain 0,125% nhóm B sử dụng Bupivacain 0,125%. Cả hai nhóm được đánh giá hiệu quả giảm đau, ảnh hưởng lên khả năng rặn đẻ, thời gian chuyển dạ và tác dụng không mong muốn. Kết quả: Hiệu quả giảm đau trong chuyển dạ của cả hai nhóm đều tốt. Điểm VAS trung bình sau gây tê của cả hai nhóm đều dưới 4 điểm. Thời gian ở giai đoạn 1b của nhóm R 166,8±133, 1 phút dài hơn nhóm B 129,0±95,0 phút. p>0,05. Thời gian giai đoạn 2 của nhóm R là 21,54±16, 1 phút dài hơn so với nhóm B là 19,0 ± 14,4 phút. p>0,05. Nhóm B có 1 sản phụ (chiếm 3,3%) có giảm cảm giác mót rặn. Nhóm R có 100% sản phụ có khả năng rặn đẻ tốt, còn nhóm B có 1 sản phụ khả năng rặn đẻ giảm. Kết luận: Cả hai nhóm đều có hiệu quả giảm đau trong chuyển dạ tốt. thời gian giai đoạn 1b và giai đoạn 2 của nhóm R dài hơn nhóm B. Nhóm R ít gây ảnh hưởng lên cảm giác mót rặn và khả năng rặng đẻ hơn nhóm B.
#Gây tê ngoài màng cứng #ropivacain #giảm đau trong đẻ
Đánh giá tác dụng trên cuộc chuyển dạ và các tác dụng không mong muốn khác của gây tê cạnh cổ tử cung bằng bupivacain giảm đau trong chuyển dạ đẻ
Mục tiêu: Đánh giá tác dụng trên cuộc chuyển dạ và các tác dụng không mong muốn của phương pháp gây tê cạnh cổ tử cung bằng bupivacain 0,25% giảm đau trong chuyển dạ đẻ. Đối tượng và phương pháp: Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng trên 120 sản phụ chuyển dạ đẻ con so, chia làm hai nhóm bằng nhau: Nhóm nghiên cứu: Các sản phụ được gây tê cạnh cổ tử cung bằng 10ml bupivacain 0,25%; nhóm chứng: Các sản phụ được giảm đau bằng thuốc giảm đau đường toàn thân (dolargan 50mg). Kết quả: Thời gian cổ tử cung từ 4 - 5cm đến khi mở hết là 130,7 ± 43,2 phút ở nhóm gây tê cạnh cổ tử cung thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với 270,6 ± 70,3 phút ở nhóm chứng. Tần số cơn co tử cung và nhịp tim thai không có sự khác biệt so với nhóm chứng. Không có bệnh nhân nào bị ức chế vận động, tỷ lệ nôn, buồn nôn thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (0% so với 11,67%), tỷ lệ bí tiểu không có sự khác biệt so với nhóm chứng (3,3% so với 6,7%). Kết luận: Gây tê cạnh cổ tử cung giảm đau trong chuyển dạ đẻ bằng bupivacain 0,25% làm cổ tử cung mở nhanh hơn, không ảnh hưởng đến cơn co tử cung và nhịp tim thai. Phương pháp này không gây ức chế vận động, tỷ lệ nôn, buồn nôn giảm so với nhóm chứng, tỷ lệ bí tiểu không khác biệt so với nhóm chứng.
#Gây tê cạnh cổ tử cung #giảm đau trong chuyển dạ đẻ #bupivacain #tác dụng không mong muốn
ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG VÔ CẢM VÀ GIẢM ĐAU SAU MỔ CỦA GÂY TÊ TỦY SỐNG BẰNG BUPIVACAIN KẾT HỢP VỚI CÁC LIỀU MORPHIN KHÁC NHAU TRONG PHẪU THUẬT CHẤN THƯƠNG CHI DƯỚI
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 498 Số 2 - 2021
Mục tiêu: So sánh tác dụng vô cảm và giảm đau sau mổ của GTTS bằng 8mg bupivacain 0.5% kết hợp với 100mcg, 200mcg, 300mcg morphin trong phẫu thuật chấn thương chi dưới tại bệnh viện Quân Y 105 từ tháng 11/2018 đến tháng 04/2019. Phương pháp nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng, tiến cứu, có nhóm so sánh. Bệnh nhân được chia vào 03 nhóm ngẫu nhiên: Nhóm I gồm 40 bệnh nhân được GTTS bằng bupivacain liều 8mg kết hợp với morphin 0,10mg. Nhóm II gồm 40 bệnh nhân được GTTS bằng bupivacain liều 8mg kết hợp với morphin 0,20mg. Nhóm III gồm 40 bệnh nhân được GTTS bằng bupivacain liều 8mg kết hợp với morphin 0,3mg. Kết quả nghiên cứu: Thời gian vô cảm của 3 nhóm kéo dài và gần như nhau, với nhóm I, II và III là: ở mức T12 là 140 ¸ 235 phút; ở mức T10 là 90 ¸ 190 phút; ở mức T6 là 65 ¸ 135 phút, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p> 0,05. Nhóm III dùng liều 0,3mg morphin có thời gian giảm đau sau mổ dài nhất là: 29,87 ± 7,00 giờ, tiếp đó nhóm II dùng liều 0,2mg morphin là 22,33 ± 4,44 giờ và thấp nhất là nhóm I dùng liều 0,1mg morphin 18,28 ± 3,86 giờ, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Kết luận: Liều dùng morphin giảm đau: nên dùng liều 0,3mg vì tác dụng thời gian giảm đau kéo dài so với liều 0,2mg hay 0,1mg.
#gây tê tủy sống #bupivacaine #morphin
HIỆU QUẢ GÂY TÊ KHI THÊM DEXAMETHASONE VÀO LEVOBUPIVACAIN TRONG GÂY TÊ ĐÁM RỐI CÁNH TAY ĐƯỜNG TRÊN ĐÒN CHO PHẪU THUẬT CHI TRÊN
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 523 Số 2 - 2023
Mục tiêu: So sánh tác dụng ức chế cảm giác, ức chế vận động, hiệu quả vô cảm và giảm đau sau mổ cho phẫu thuật chi trên khi thêm 8mg dexamethasone vào dung dịch levobupvacain 0,5% và adrenalin 5mcg/ml với khi không thêm trong gây tê đám rối thần kinh cánh tay đường trên đòn. Đối tượng và phương pháp: Phương pháp nghiên cứu mô tả, tiến cứu, ngẫu nhiên, có đối chứng trên 60 bệnh nhân được phẫu thuật chi trên theo kế hoạch tại bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên từ tháng 1/ 2022 đến tháng 9/2022. Kết quả: Tỷ lệ chất lượng vô cảm tốt ở nhóm LA và LAD lần lượt là 90% và 93,33%. Không có trường hợp nào chất lượng vô cảm kém. Sự khác biệt giữa 2 nhóm không có ý nghĩa thống kê. Thời gian tiềm tàng ức chế cảm giác và vận động ở nhóm LAD (lần lượt là: 5,33 ± 1,42 phút và 8,40 ± 2,04 phút) thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm LA (lần lượt là: 7,20 ± 1,56 phút và 10,23 ± 2,23 phút). Thời gian tác dụng ức chế cảm giác, vận động, yêu cầu liều cứu giảm đau đầu tiên ở nhóm LAD (lần lượt là: 1132,20 ± 224,84 phút, 995,37 ± 227,03 phút và 1107,37 ± 219,09 phút) dài hơn có ý nghĩa so với nhóm LA (lần lượt là: 871,50 ± 154,37 phút, 733,93 ± 161,83 phút và 842,37 ± 159,02 phút). Kết luận: Việc thêm dexamethasone vào levobupivacain trong gây tê đám rối thần kinh đường trên đòn đã giúp giảm thời gian tiềm tàng, kéo dài thời gian tác dụng ức chế cảm giác, vận động và giảm đau sau mổ. Đồng thời cũng cho kết quả vô cảm tốt khi phẫu thuật chi trên.
#Gây tê đám rối thần kinh cánh tay #levobupivacain #dexamethasone #giảm đau sau mổ
Nghiên cứu tác dụng chống Oxy hóa và Độc tính cấp của Bụp giấm (HIBISCUS SABDARIFFA L., MALVACEAE)
Đặt vấn đề: Bụp giấm Hibiscus sabdariffa L. được di thực trồng rộng rãi ở nhiều nơi tại Việt Nam và có nhiều hoạt tính sinh học có giá trị. Nghiên cứu này được tiến hành để đánh giá tác dụng chống oxy hóa và xác định độc tính cấp của dược liệu. Mục tiêu nghiên cứu: Phân tích sơ bộ thành phần hóa thực vật, khảo sát hoạt tính chống oxy hoá in-vitro, định lượng hàm lượng polyphenol toàn phần và xác định độc tính cấp đường uống cao chiết nước của dược liệu Bụp giấm. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Bụp giấm tươi được thu thập tại Long An. Phân tích sơ bộ thành phần hóa thực vật theo phương pháp Ciuley. Khảo sát hoạt tính chống oxy hoá theo thử nghiệm DPPH với chất chuẩn là acid ascorbic. Định lượng hàm lượng polyphenol toàn phần bằng phương pháp Folin – Ciocalteu. Khảo sát độc tính cấp trên chuột nhắt trắng, theo dõi tỷ lệ chuột sống, chết trong 72 giờ. Kết quả: Thành phần hóa học có sự hiện diện của các nhóm hợp chất flavonoid, anthocyanidin, tannin, coumarin, triterpenoid tự do, acid hữu cơ. IC50 của cao nước Bụp giấm là 140,04 μg/mL so với IC50 của acid ascorbic là 1,806 μg/mL. Hàm lượng polyphenol toàn phần trong cao chiết nước tương đương 5,729 ± 0,021 mg pyrogallol/mL. Cao nước Bụp giấm không thể hiện độc tính cấp đường uống trên chuột thử nghiệm với thể tích tối đa 0,2 ml dịch/10 g thể trọng, quy ra liều tối đa là Dmax 8000 mg cao/kg trọng lượng chuột. Kết luận: Cao chiết nước Bụp giấm có thành phần hóa học, thể hiện tác dụng chống oxy hóa, không thể hiện độc tính đường uống trên chuột. Kết quả thu được làm nền tảng cho việc nghiên cứu phát triển thuốc hoặc thực phẩm chức năng hoặc nước giải khát từ đài hoa Bụp giấm có tác dụng phòng và/hoặc chữa bệnh.
#Bụp giấm #Hibiscus sabdariffa L #hóa thực vật #chống oxy hoá #DPPH #polyphenol toàn phần #độc tính cấp
Nghiên cứu hiệu quả giảm đau sau mổ mở vùng bụng của hỗn hợp Levobupivacain - Dexamethason đường ngoài màng cứng
Mục tiêu: Đánh giá tác dụng giảm đau sau mổ mở vùng bụng của hỗn hợp Levobupivacain - Dexamethason đường ngoài màng cứng liên tục. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, ngẫu nhiên so sánh trên 60 bệnh nhân có chỉ định mổ mở vùng bụng được chia làm 2 nhóm bao gồm nhóm L (n = 30): bệnh nhân được giảm đau sau mổ bằng Levobupivacain và nhóm LD (n = 30): bệnh nhân được giảm đau sau mổ bằng hỗn hợp Levobupivacain - Dexamethason. Kết quả: So với nhóm L, nhóm LD có thời gian khởi phát tác dụng của liều khởi đầu ngắn hơn 7,35 ± 0,70 phút so với 8,98 ± 1,37 phút; liều duy trì thấp hơn 281,70 ± 46,01 mg so với 336,90 ± 87,18mg; tỷ lệ bệnh nhân cần liều bolus và liều “giải cứu đau” thấp hơn 13,3% so với 43,3%; liều fentanyl “giải cứu đau” thấp hơn 2,00 ± 10,95mcg so với 25,30 ± 41,93mcg; điểm VAS khi nghỉ và khi vận động thấp hơn từ thời điểm giờ thứ 6 đến giờ thứ 72 sau mổ. Kết luận: Phối hợp Levobupivacain - Dexamethason đường ngoài màng cứng sau phẫu thuật mở vùng bụng cho hiệu quả tốt hơn Levobupivacain đơn thuần.
#Dexamethason #giảm đau ngoài màng cứng #mổ mở vùng bụng
Ảnh hưởng của điều kiện trích ly đến hàm lượng Polyphenol tổng số và khả năng kháng oxy hóa của dịch trích đài hoa bụp giấm (Hibiscus Sabdariffa L.)
Đài hoa bụp giấm có chứa nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học quý, tuy nhiên chúng có thể bị biến đổi trong quá trình trích ly làm giảm giá trị dinh dưỡng. Nghiên cứu này tiến hành khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ nước trích ly, tỉ lệ nước, thời gian trích đến hàm lượng chất khô hòa tan, hàm lượng polyphenol tổng số, khả năng kháng oxy hóa thông qua khả năng dập tắt gốc tự do 1,1-diphenyl-2-picryl hydrazyl của đài hoa bụp giấm khô. Kết quả cho thấy, hiệu suất trích ly, hàm lượng polyphenol tổng số và khả năng kháng oxy hóa của dịch trích ly từ đài hoa bụp giấm phụ thuộc vào điều kiện trích ly gồm nhiệt độ nước trích ly, thời gian trích ly và tỷ lệ nước/nguyên liệu. Điều kiện trích ly thích hợp trong nghiên cứu này là thời gian trích ly 30 phút, nhiệt độ trích ly là 900C, tỷ lệ nước/nguyên liệu là 10/1; ở điều kiện này, dịch trích ly có hàm lượng polyphenol tổng số và khả năng kháng oxy hóa của dịch trích là cao nhất.
#Biosorption #Cr (VI) #Modified chitosan beads #Saccharomyces cerevisiae #Histidine
ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG ĐIỀU CHỈNH RỐI LOẠN LIPID MÁU NGOẠI SINH CỦA VIÊN NANG BÀO CHẾ TỪ TỎI ĐEN, BỤP GIẤM, TRẠCH TẢ VÀ GIẢO CỔ LAM TRÊN CHUỘT CỐNG TRẮNG
Tạp chí Y - Dược học quân sự - Tập 48 - Trang 177-187 - 2023
Mục tiêu: Đánh giá tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu ngoại sinh của viên nang bào chế từ tỏi đen, bụp giấm, trạch tả và giảo cổ lam trên chuột cống trắng. Phương pháp nghiên cứu: Theo mô hình của Nguyễn Trọng Thông và CS (2014), gây rối loạn lipid chuột cống trắng Wistar bằng dầu cholesterol 10 mL/kg/24h. 50 con chuột được chia làm 5 lô; Lô 1 uống nước cất 10 mL/kg; Lô 2 uống dầu cholesterol + nước cất 10 mL/kg sau 2 giờ; Lô 3 uống dầu cholesterol + thuốc thử 336 mg/kg sau 2 giờ; Lô 4 uống dầu cholesterol + thuốc thử 672 mg/kg sau 2 giờ; Lô 5 uống dầu cholesterol + atorvastatin 10 mg/kg sau 2 giờ. Chỉ tiêu đánh giá: Triglyceride (TG), cholesterol toàn phần (TC), HDL-C, LDL-C, VLDL-C, chỉ số vữa xơ mạch (AI) tại thời điểm 0, 14 và 28 ngày. Kết quả xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0. Kết quả: Chuột uống hỗn hợp dầu cholesterol (lô 2) có các chỉ số lipid máu và vữa xơ mạch  (TG, TC, LDL-C, VLDL-C, AI) cao hơn so với ở lô chứng (lô 1). Ở các lô dùng thuốc nghiên cứu và thuốc tham chiếu (lô 3, 4, 5) các chỉ số TG, TC, LDL-C, VLDL-C, AI giảm so với lô không uống thuốc (lô 2); làm tăng HDL-C so với lô 2 tại 14 và 28 ngày (với p < 0,05). Kết luận: Ở cả 2 mức liều thuốc thử có tác dụng tốt trong điều trị rối loạn lipid máu, tương đương với lô tham chiếu dùng Atorvastatin.
#Rối loạn lipid máu ngoại sinh #Tỏi đen #Bụp giấm #Trạch tả #Giảo cổ lam
19. So sánh hiệu quả giảm đau cho bệnh nhân gãy xương dài chi dưới của gây tê thần kinh đùi và gây tê thần kinh hông to với chuẩn độ morphin tĩnh mạch
Tạp chí Nghiên cứu Y học - Tập 178 Số 5 - Trang 162-169 - 2024
Gây tê thần kinh đùi (FNB) phối hợp gây tê thần kinh hông to (SNB) theo đường trước bệnh nhân nằm ngửa tránh thay đổi tư thế gây đau đớn, khó chịu, thậm chí có thể làm nặng thêm tổn thương gẫy xương ở người bệnh. Nghiên cứu được thực hiện nhằm so sánh hiệu quả của FNB và SNB đường trước dưới hướng dẫn của siêu âm với giảm đau bằng morphin tĩnh mạch cho 130 bệnh nhân gãy xương dài chi dưới. 65 bệnh nhân nhóm L thực hiện FNB và SNB, tư thế nằm ngửa; 65 bệnh nhân nhóm M sử dụng morphin tĩnh mạch. Không có sự khác biệt về tuổi, giới, chẩn đoán và nguyên nhân gãy xương. Thời gian thực hiện FNB và SNB là 4,78 ± 1,65 phút. Thời gian chuẩn độ morphin là 20,08 ± 3,5 phút. Thời gian khởi phát hiệu quả giảm đau nhóm L 13,58 ± 2,6 phút; nhóm M là 25,08 ± 3,59 phút. Điểm VAS trung bình sau tiêm 15 phút là 0,34 ± 0,08 nhóm L và 3,02 ± 0,54 nhóm M. Cả 2 nhóm không có bệnh nhân rối loạn mạch, huyết áp; không ức chế vận động, không có bệnh nhân nôn và buồn nôn, không có bệnh nhân bị ngứa. Phối hợp FNB và SNB đường trước dưới hướng dẫn của siêu âm là kỹ thuật giảm đau an toàn, nhanh và hiệu quả hơn so với sử dụng morphin tĩnh mạch.
#Gây tê thần kinh đùi - thần kinh hông to #levobupivacain #phong bế ngoại vi #gây tê vùng
SO SÁNH HIỆU QUẢ CỦA PHONG BẾ DÂY THẦN KINH LIÊN SƯỜN BẰNG MŨI DUY NHẤT VỚI TRUYỀN LIÊN TỤC LEVOBUPIVACAIN ĐỂ GIẢM ĐAU SAU PHẪU THUẬT TIM KÍN ĐƯỜNG NGỰC BÊN Ở TRẺ EM
Đặt vấn đề: Phẫu thuật tim kín đường ngực bên (PTTKĐNB) là một trong những phẫu thuật gây đau ở mức độ cao nhất. Để kiểm soát đau sau phẫu thuật, phong bế thần kinh liên sườn (PBTKLS) là một lựa chọn thích hợp. PBTKLS có thể bằng mũi duy nhất hoặc truyền liên tục thuốc tê qua catheter. Mục tiêu: So sánh hiệu quả giảm đau, phản ánh bằng việc sử dụng morphin sau mổ của hai phương pháp trên trong PTTKĐNB thực hiện tại Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Nhi Trung ương. Phương pháp nghiên cứu: Quan sát trên bệnh nhân (BN) được PTTKĐNB có PBTKLS từ 02/2022-09/2022. Nhóm 1 phong bế mũi duy nhất; Nhóm 2 phong bế liên tục qua catheter. Gây tê trước khi đóng ngực, nhìn trực tiếp, levobupivacain 0,25% 0,5ml/kg bolus ở cả hai nhómđể PBTKLS II-VI; nhóm 2 truyền levobupivacain 0,125% 0,2ml/kg/giờ cách liều bolus 3 giờ, lưu catheter 48 giờ. Sau mổ, đánh giá đau ở tất cả BN theo thang điểm FLACC, khi tổng điểm ≥ 4 cho morphin 5-20 μg/kg/giờ. Theo dõi và ghi nhận lượng morphin tiêu thụ trong sau mổ. Kết quả: Có 38 BN đủ điều kiện được đưa vào nghiên cứu, với 18 BN nhóm 1 và 20 BN nhóm 2. Ngày đầu sau phẫu thuật, nhóm 1 có tới 14/18 BN cần dùng đến morphin, trong khi đó nhóm 2 chỉ có 5/20 BN cần dùng đến morphin; lượng morphin tiêu thụ ở các BN có FLACC > 3 ở nhóm 1 cũng cao hơn nhóm 2: 0,24±0,1 và 0,12±0,84 mg/kg (p=0,003). Kết luận: Phương pháp PBTKLS liên tục giúp BN sau mổ giảm tiêu thụ morphin nhiều hơn so với PBTKLS mũi duy nhất.
#Phẫu thuật ngực bên #mổ tim ở trẻ em #đau sau mổ #phong bế thần kinh liên sườn mũi duy nhất hoặc liên tục
Tổng số: 18   
  • 1
  • 2